Hướng dẫn đặt bàn thờ lựa chọn kích thước bàn thờ và bài trí hợp phong thủy

Thờ cúng gia tiên là để thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với bề trên. Tuy nhiên, khi chọn vị trí kê bàn thờ gia tiên sao cho đúng phong thủy, hướng đặt lại phụ thuộc khá nhiều vào tuổi của gia chủ.

Cách [a link=”https://dongkhai.com/tag/chon-kich-thuoc-ban-tho”]Chọn kích thước bàn thờ[/a] theo lỗ ban chuẩn phong thủy

Các kích thước rơi vào mầu đỏ thuộc các cung Đinh, Vương, Nghĩa, Quan, Hưng, Tài là kích thước tốt, chủ nhà nên chọn, ngoài ra tùy vào tâm nguyện mong muốn cụ thể, chủ nhà tìm cho mình một cung phù hợp để lựa chọn. Các cung màu đen, xám là cung xấu nên tránh.

Thước lỗ ban 39cm (38,8) là gì?
Khác với thước 52,2cm và thước 42,9cm, 1 chu kỳ của thước 38.8cm (39cm) này bao gồm 10 cung có thứ tự từ trái sang phải là: Đinh – Hại – Vượng – Khổ – Nghĩa – Quan – Tử – Hưng – Thất – Tài. Sau 38,8 cm chu kỳ này lại lặp lại. Dựa vào quy tắc này, người ta có thể dễ dàng nắm bắt cách tính toán.

Thước 39cm dùng để đo cho phần âm trạch, thờ cúng như: Ban thờ, tủ thờ, sập thờ, Mộ, tiểu, quách…
Khi tra cứu kích thước bàn thờ, âm trạch bạn lưu ý sử dụng thước 38.8cm, tránh vội vàng không tìm hiểu kỹ dẫn đến nhầm lẫn với các loại thước khác.
Ngoài việc tra cứu kích thước cho ban thờ, bạn có thể linh hoạt tính toán kích thước cho các hạng mục âm trạch khác nhằm phù hợp với điều kiện thực tế.

Sau khi đã hiểu và quyết định sử dụng thước 39 cho đúng mục đích tra cứu kích thước ban thờ, bạn bật công cụ thước lỗ ban (thước số 3 từ trên xuống) và nhập kích thước theo đơn vị tính mm vào ô kích thước hoặc di chuột kéo thước về đúng kích thước mình cần và đợi xem nó rơi vào cung nào, vào ô đỏ là tốt nên làm, vào cung đen là xấu không nên làm.

Ý nghĩa các cung trên thước lỗ ban 39

Cung Đinh (丁): Con trai gồm:

Phúc tinh (福星): Vì sao tốt, đem lại may mắn — Chỉ người đem lại may mắn cho mình — Nhất lộ phúc tinh, vạn gia Phật sinh.
Cấp đệ (Đỗ đạt): Thi cử đỗ đạt.
Tài vượng: Tiền của đến.
Đăng khoa: Thi đỗ.
Cung Hại:

Khẩu thiệt: Mang họa vì lời nói.
Lâm bệnh: Bị mắc bệnh.
Tử tuyệt: Đoạn tuyệt con cháu.
Họa chí (Tai chí): Tai họa ập đến bất ngờ.
Cung Vượng:

Thiên đức: Đức của trời.
Hỷ sự: Chuyện vui đến.
Tiến bảo: Tiền của đến.
Thêm phúc (Nạp Phúc): Phúc lộc dồi dào.
Cung Khổ:

Thất thoát: Mất của.
Quan quỷ: Tranh chấp, kiện tụng.
Kiếp tài: Bị cướp của.
Vô tự: Không có con nối dõi tông đường.
Cung Nghĩa:

Đại cát: Cát lành.
Tài vượng: Tiền của nhiều.
Lợi ích (Ích lợi): Thu được lợi.
Thiên khố: Kho báu trời cho.
Cung Quan:

Phú quý: Giàu có.Tiến bảo: Được của quý.
Tài lộc (Hoạch tài): Tiền của nhiều.
Thuận khoa: Thi đỗ.
Cung Tử:

Ly hương: Xa quê hương.
Tử biệt: Có người mất.
Thoát đinh: Con trai mất.
Thất tài: Mất tiền của.
Cung Hưng:

Đăng khoa (Đông Khoa): Thi cử đỗ đạt.
Quý tử: Con ngoan.
Thêm đinh: Có thêm con trai.
Hưng vượng: Giàu có.
Cung Thất:

Cô quả: Cô đơn.
Lao chấp: Bị tù đày.
Công sự: Dính dáng tới chính quyền.
Thoát tài: Mất tiền của.
Cung Tài:

Nghinh phúc: Phúc đến.
Lục hợp: 6 hướng đều tốt.
Tiến bảo: Tiền của đến.
Tài đức: Có tiền và có đức.

Kích thước bàn thờ đẹp, chuẩn, thông dụng

Hiện nay có rất nhiều loại bàn thờ, tủ thờ, bàn thờ thổ công, bàn thờ thần tài… dưới đây là kích thước hai loại bàn thờ thông dụng nhất đó là bàn thờ treo tường, tủ thờ.

Kích thước bàn thờ treo tường
Bàn thờ treo tường cũng có rất nhiều kích thước khác nhau, tùy không gian hay tâm nguyện, các bạn có thể lựa chọn một trong số các kích thước dưới đây:

Bàn thờ treo tường có kích thước Sâu 610 mm (Tài Lộc) x Rộng 1070mm (Quý Tử)
Bàn thờ treo tường có kích thước Sâu 560 mm (Tài Vượng) x Rộng 950 mm (Tài Vượng)
Bàn thờ treo tường có kích thước Sâu 495mm (Tài Vượng) x Rộng 950 mm (Tài Vượng)
Bàn thờ treo tường có kích thước Sâu 480 mm (Hỷ sự) x Rộng 880 mm (Tiến Bảo)
Bàn thờ treo tường có kích thước Sâu 480 mm (Hỷ Sự) x Rộng 810 mm (Tài Vượng)

Kích thước tủ thờ, bàn thờ đứng
Bàn thờ, tủ thờ đứng có rất nhiều kiểu và rất nhiều kích thước khác nhau, được tính theo thước Lỗ Ban, các bạn có thể lựa chọn các kích thước thông dụng dưới đây:

Chiều ngang (dài): 127 cm; 157 cm; 175 cm; 197 cm; 217 cm …
Chiều sâu (rộng): 61 cm;; 69 cm; 81 cm; 97 cm; 107 cm; 117 cm …
Chiều cao : 117 cm ; 127 cm …

Đặt bàn thờ theo hướng và tọa nhà
Việc bạn cần làm là đặt biểu đồ bát quái theo tuổi của bạn vào giữa tâm ngôi nhà và bắt đầu phân tích tuổi của bạn thì hợp với hướng vào, vị trí đặt ở đâu là hợp lý.

Một số hướng tốt:

Sanh khí: Làm răng [a link=”https://dongkhai.com/tag/tai-loc”]Tài lộc[/a] cho gia chủ, có nhiều của cải, công việc ổn định, khách khứa tới đông
Thiên Y: Nếu vợ chồng cùng mang được cung này và tạo ra nhà cửa ở phương này thì mọi thứ dễ gặp thuận lợi, không những thế bệnh tật tiêu tan, súc vật đại vương.
Phước Đức: Vợ chồng cùng mang được cung này, đường ra vào nhà hay bếp quay về hướng Phước Đức có nhiều của ăn của để, trung phú, lục súc được đại vượng.
Phục vị: Nếu vợ chồng cùng mang cung này sẽ thọ và sinh được nhiều con gái.

Một số hướng xấu:
Tuyệt mạng: Bổn mạng phạm phải cung này dễ bệnh tật, bị người đời mưu hại.
Ngũ quỷ: Có thể bị hỏa hoạn, khẩu thiệt, ruộng vườn mất mùa.
Lục sát: Nếu hướng nhà nằm phải hướng này gia chủ sẽ thường xuyên mất của, cãi vã, hao mòn thể tạng.
Họa hại: Hướng nhà phạm vào thì gia chủ sẽ bị khẩu thiệt, bệnh tật, của cải tiêu tan…

Nguyên tắc đặt bàn thờ gia tiên

Tất nhiên, bàn thờ cần đặt theo những hướng phù hợp cũng như có đầy đủ các yếu tố phong thủy. Gia chủ có mệnh Đông Tứ Trạch (hướng Bắc (Khảm), Nam (Ly), Đông Nam (Tốn) hay Đông (Chấn)) sẽ có hướng đặt bàn thờ với gia chủ mệnh Tây Tứ Trạch (hướng Tây Bắc (Càn), Tây Nam (Khôn), Tây (Đoài) hay Đông Bắc (Cấn).

Tuy nhiên, có một nguyên tắc chung trong đặt bàn thờ là phải “tọa cát hướng cát” tức là nằm ở vị trí tốt và nhìn ra hướng tốt so với tuổi của gia chủ. Việc đặt bàn thờ đối diện cửa ra vào nếu thỏa mãn về phương vị và hướng thì là một cách bố trí tốt về phong thủy.

Bên cạnh đó cần chú ý một số điều sau:
Không đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ quỷ: Đông Bắc, hướng Tây Nam.
Không đặt bàn thờ ở hướng Tây Nam nhìn ra hướng Đông Bắc.
Không đặt bàn thờ ở Đông Bắc nhìn hướng Tây Nam.
Mọi người nên chọn góc thờ, bàn thờ đặt trong khoảng giữa các mặt bằng căn hộ và không thuộc vào hẳn một phòng nào.

Đặt bàn thờ cần nên lấy một vị trí thoáng, nhưng không được nhìn thẳng bếp và giường ngủ. Xung quanh bàn thờ cần làm rèm bằng hoa văn cổ, khi đốt hương để thờ cúng bạn kéo rèm lên, sau khi hết hương thì buông rèm, để giữ cho không gian thờ cúng được thanh tịnh.

Hướng đặt bàn thờ gia tiên hợp với người mệnh Thủy, Mộc, Hỏa
Theo các nhà [a link=”https://dongkhai.com/tag/phong-thuy-2″]Phong thủy[/a] học, việc xác định hướng đặt bàn thờ gia tiên cần xác định theo mệnh của gia chủ – người chủ trong gia đình thường là người trụ cột trong gia đình.

Với những người mệnh Thủy, Mộc, Hỏa thì bàn thờ gia tiên nên đặt theo các hướng Đông, Đông Nam, Nam, Bắc.

Vị trí đặt bàn thờ gia tiên trong phòng khách
Để có thể mang lại [a link=”https://dongkhai.com/tag/tai-van”]Tài vận[/a] cho cả gia đình, việc đặt bàn thờ gia tiên ở vị trí nào trong phòng khách hết sức quan trọng, cần được tính toán một cách kĩ càng. Trước tiên, gia chủ cần lưu ý đến hướng đặt bàn thờ. Theo các nhà phong thủy, bàn thờ nên được đặt tại các cung tốt như: Âm quý nhân, Dương quý nhân, Thiên lộc, Thiên mã, Diên thọ, Tài lộc, Tử tức. Nếu bàn thờ gia tiên được bài trí theo các hướng trên sẽ thu nạp được sinh khí, con cháu sẽ được hưởng phúc, làm ăn phát đạt, mọi sự như ý.

Ngoài việc lựa chọn các hướng tốt để đặt bàn thờ như trên, gia chủ cần lưu ý những vị trí sau, không nên bài trí ban thờ ở những nơi này, sẽ ảnh hưởng đến [a link=”https://dongkhai.com/tag/tai-van”]Tài vận[/a] của cả gia đình:

Không nên đặt bàn thờ ở nơi ồn áo, gần cửa sổ, cửa đi hoặc các nút giao thông trong nhà.
Không nên đặt bàn thờ ở vị trí lấn chiếm khoảng không.
Không nên đặt bàn thờ ở cạnh tường bếp, nhà vệ sinh hoặc đối diện nhà vệ sinh vì nhà vệ sinh là nơi ô uế, ảnh hưởng đến người trên.
Không nên bài trí bàn thơ gia tiên ở dưới cầu thang, dưới xà nhà hoặc có vị trí khuất lấp, nhỏ bé, tối tăm, ẩm thấp.
Không nên [a link=”https://dongkhai.com/tag/bai-tri-ban-tho”]Bài trí bàn thờ[/a] gia tiên ở nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hoặc hoặc thắp đèn điện quá sáng ở phía trên.
Không nên đặt bàn thờ đối diện với bể cá.

Như vậy, cách [a link=”https://dongkhai.com/tag/bai-tri-ban-tho”]Bài trí bàn thờ[/a] gia tiên trong phòng khách cần được tính toán kĩ càng, nên đặt ở vị trí nào và không nên đặt ở những vị trí nào.

 

Sau khi đã tìm kiếm được vị trí thích hợp để bài trí bàn thờ gia tiên, gia chủ cũng cần có sự sắp xếp hợp lý liên quan đến các vật được đặt lên trên bàn thờ. Các chuyên gia [a link=”https://dongkhai.com/tag/phong-thuy-2″]Phong thủy[/a] đã nghiên cứu và đưa ra những lời khuyên về vấn đề này như sau.

Các đồ vật nên đặt trên bàn thờ:
Ngai thờ
Ảnh tổ tiên, ông bà
Bát hương
Đèn thái cực
Đĩa quả
Bình hoa
Bộ đỉnh linh hương
Chén nước

Các vật không nên đặt trên bàn thờ gia tiên:
Không đặt hoa, quả giả lên bàn thờ gia tiên
Giấy tiền, vàng mã sau khi cúng nên hóa, không nên để qua nhiều ngày.
Không cắm cành vàng, lá ngọc đã cúng ở chùa để bày lên bàn thờ gia tiên
Nếu bài trí các vật dụng này lên trên bàn thờ gia tiên sẽ mang lại những điều không may mắn, ảnh hưởng đến [a link=”https://dongkhai.com/tag/tai-van”]Tài vận[/a] của cả gia đình, do đó, các gia đình nên hết sức chú trọng đến vấn đề này, tránh những điều xấu cho cả gia đình.

Hướng đặt bàn thờ gia tiên hợp với người Thổ và Kim


Với những gia chủ thuộc mệnh Kim và Thổ, bàn thờ gia tiên đặt theo các hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc.

Như vậy, với mỗi mệnh khác nhau có những hướng đặt bàn thờ gia tiên khác nhau, giúp gia chủ có nhiều tài lộc, mang lại vượng khí cho cả gia đình. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các nhà đánh giá phong thủy, 2 hướng đặt bàn thờ gia tiên tốt nhất đó là Thiên Lộc (mang lại nhiều tài lộc) và Quý Nhân (giúp các thành viên trong gia đình được bình an, may mắn). Dù đặt bàn thờ theo hướng nào thì việc lau dọn bàn thờ sạch sẽ, thường xuyên thắp hướng vào các ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng, các ngày lễ, tết, cũng như những lúc gia đình có sự kiện quan trọng, có người đi xa trở về cũng cần trình báo gia tiên để gia tiên chứng giám lòng thành.

Bên cạnh đó, gia chủ nên kiêng những điều sau:
Tuyệt đối không nên đặt bàn thờ cạnh, sát nhà tắm
Tránh đặt bàn thờ ở nơi thường xuyên đi lại
Không đặt bàn thờ nhìn ra các hướng nhìn ra hướng Ngũ Quỷ như Tây Nam và Đông Bắc
Không đặt bàn thờ trên nóc tủ hoặc sử dụng gỗ đã qua sử dụng làm bàn thờ.
Không nên đặt bàn thờ tổ tiên ở trung tâm nhà.
Không treo ảnh người quá cố cao hơn ban thờ
Nếu trong nhà có cả bàn thờ phật và bàn thờ gia tiên thì không nên đặt đối diện nhau

Với những kinh nghiệm về việc đặt hướng bàn thờ gia tiên hợp với tuổi trên đây, hi vọng gia chủ sẽ lựa chọn được hướng phù hợp, để mang lại nhiều [a link=”https://dongkhai.com/tag/tai-loc”]Tài lộc[/a] cho gia đình. Để việc xác định hướng được chính xác, không có sự nhầm lẫn, gia chủ có thể nhờ đến những người có kinh nghiệm xác định hướng hoặc dùng la bàn để định vị chính xác, tránh những sai sót không đáng có.

Tra cứu mệnh theo năm sinh:
Năm sinh – Mệnh Kim
1932, 1992, 1955, 2015, 1984, 1924, 1933, 1993, 1962, 2022, 1985, 1925, 1940, 2000, 1963, 2023, 1941, 2001, 1970, 2030, 1954, 2014, 1971, 2031.

Năm sinh – Mệnh Mộc
1942, 2002, 1959, 2019, 1988, 1928, 1943, 2003, 1972, 2032, 1989, 1929, 1950, 2010, 1973, 2033, 1951, 2011, 1980, 2040, 1958, 2018, 1981, 2041.

Năm sinh – Mệnh Thủy
1936, 1996, 1953, 2013, 1982, 1922, 1937, 1997, 1966, 2026, 1983, 1923, 1944, 2004, 1967, 2027, 1945, 2005, 1974, 2034, 1952, 2012, 1975, 2035.

Năm sinh – Mệnh Hỏa
1934, 1994, 1957, 2017, 1986, 1926, 1935, 1995, 1964, 2024, 1987, 1927, 1948, 2008, 1965, 2025, 1949, 2009, 1978, 2038, 1956, 2016, 1979, 2039.

Năm sinh – Mệnh Thổ
1938, 1998, 1961,2021, 1990, 1930, 1939, 1999, 1968, 2028, 1991, 1931, 1946, 2006, 1969, 2029, 1947, 2007, 1976, 2036, 1960, 2020, 1977, 2037.

Có nên chọn bàn thờ gia tiên bằng gỗ mít

Chúng ta không thể sử dụng các loại ánh kim như: sắt, thép, inox hay nhôm, kính… để làm bàn thờ. Bởi theo phong thủy, những vật dụng kim khí này thường không đem lại trường khí tốt, trên thực tế chúng cũng không hợp mỹ quan người nhìn. Do đó, chất liệu phù hợp làm bàn thờ nhất sẽ là gỗ tự nhiên. Loại này, thường có nhiều ưu điểm vượt trội về độ chắc chắn, bền đẹp, thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, không phải cây gỗ tự nhiên nào cũng thích hợp để làm ban thờ, người ta thường lựa chọn gỗ mít để đóng ban thờ thay vì các loại gỗ khác. Điều này được lý giải như sau:

Bản thân cây mít mang ý nghĩa tâm linh
Cây mít cũng như cây tre, là loại dễ trồng, chịu hạn tốt, không kén đất, kể cả những chỗ đất đai cằn cỗi, nhiều sỏi đá. Không chỉ mang ý nghĩa của sự kiên cường, cố gắng vươn lên trong những hoàn cảnh ngặt nghèo nhất, mít còn có điểm nhấn ở việc quả được mọc ra từ chính thân cây, tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở. Mít là cây luôn luôn khác biệt và hữu dụng.

Có một câu chuyên năm xưa kể lại rằng: Vào năm Minh Mạng thứ 17, khi đúc xong Cửu Đỉnh, vua cho chạm hình tượng cây mít có quả vào Cao đỉnh – đỉnh đồng đặt ở giữa, tượng trưng cho sự vĩ đại, kèm theo chữ Ba la mật (tục danh quả mít, còn có tên “Nẵng gia kiết”). Hình ảnh cây mít từ đó vừa mang ý nghĩa gần gũi, thân quen, vừa biểu hiện sự trân trọng, tự hào của vua đối với một thứ cây quê cảnh nhưng độc đáo và cao quý.

Hơn nữa, bàn thờ tổ tiên luôn gợi lên một chiều sâu tâm linh “cây có gốc, nước có nguồn” vừa nhân bản vừa vun đắp truyền thống, đồng thời là niềm tự hào của gia chủ về tổ tiên và về cách dạy con cháu, chính vì vậy gỗ mít vừa thể hiện sự sum vầy con cháu lại nói lên sự giàu sang, đủ đầy.

Loại gỗ không mọt, lại có mùi thơm

Như chúng ta đã biết cây gỗ có mùi thơm không ít, gỗ Giáng Hương cũng là loại gỗ có mùi thơm đặc biệt. Tuy vậy, nó không bao giờ được dùng để đóng ban thờ vì dễ bị cong vênh, co giãn. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Lê Quang Khang cho biết: Các đồ thờ xưa thường được làm bằng gỗ mít vì gỗ không mọt, có mùi thơm, cây mít lại là biểu tượng của nhà giàu. Ngoài ra, cây mít cũng tượng trưng cho sự sinh sôi phát triển dồi dào.
Gỗ mít nhẹ lại mềm dẻo, có tính chất cơ lí khá ổn định, không mối mọt, ít cong vênh mà mặt gỗ lại mịn… Bàn thờ cổ và đúng thường được đóng bằng gỗ sạch nguyên tấm, tránh ghép 2 mảnh làm 1 vì đây là điều tối kị…

Dễ tìm, phổ biến
Gỗ Mít dễ tìm, và cây mít ở nước ta gần như vùng miền nông thôn nào cũng có. Thậm chí, có nhà trồng theo vườn diện tích lớn vừa để thu quả, vừa lấy gỗ. Bàn thờ ở quê gần như gia đình nào cũng có, tất nhiên đa số dân ta vẫn khó khăn nên dùng những loại cây có sẵn trong vườn để đóng.

Dễ chạm khắc đục đẽo
Theo các Nghệ nhân truyền lại, xưa nay thì bàn thờ làm bằng các loại gỗ: mít, dổi, vàng tâm đều là những loại gỗ tốt, dễ đục đẽo, trạm khắc, lại hiếm khi bị cong vênh trong khi độ bền có thể đên trên dưới 200 năm.

Gỗ mít có màu vàng sang trọng

Gỗ mít lại có màu vàng sang, khi để lâu có màu sẫm đỏ rất phù hợp để làm ban thờ. Ngoài gỗ mít, người ta còn dùng gỗ Vàng Tâm, hay Dổi để đóng ban thờ. Gỗ Mít và gỗ vàng tâm thì mùi thơm nhẹ, hương của nó cũng có phần nào đó gần mùi trầm, mùi hương nên nó cũng phù hợp với việc dùng làm bàn thờ. Còn dổi thì nhẹ nên dễ vận chuyển, dễ treo.

Lưu ý
Những loại gỗ không được làm bàn thờ là những loại gỗ cứng, khó tạo hình, dễ cong vênh và mối mọt, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ và sự uy nghiêm của bàn thờ ông bà tổ tiên.

Khi làm bàn thờ cần tránh lựa chọn các loại gỗ cứng, khó chạm khắc, uốn nắn và dễ mối mọt vì bàn thờ được làm để sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, khi chọn gỗ làm bàn thờ cũng cần lưu ý sử dụng gỗ sạch nguyên tấm và đặc biệt tránh ghép 2 mảnh làm một.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments